loi, bai, hat, lời bài hát

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam


1. Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Đại hội IX của Đảng (4-2001) xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý, sang coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nghĩa là chịu sự tác động của các quy luật sản xuất và lưu thông hàng hóa, thông qua sự biến động của giá cả thị trường. Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo sự điều tiết của cơ chế thị trường, lấy sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hóa, tiền tệ làm cơ sở, là nền kinh tế hàng hóa đạt đến trình độ xã hội hóa cao và trình độ kỹ thuật cao, trong đó toàn bộ hay hầu hết yếu tố đầu vào hay đầu ra của nền sản xuất đều phải thông qua thị trường.
Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là kiểu tổ chức kinh tế vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, đồng thời nó tuân theo quy luật của kinh tế thị trường. Tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm cho mô hình kinh tế thị trường ở nước ta khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, trong khi kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản thì mục đích là thu lợi nhuận cao, còn kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thì mục đích là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, phấn đấu tiến tới giải phóng người lao động. Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nói đến kinh tế không phải là kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, cũng không phải kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cũng không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã hội chủ nghĩa.
Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện ở bốn tiêu chí là:
- Về mục đích phát triển: Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu chung của đất nước là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”.
- Về phương hướng phát triển: Phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
- Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.
- Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.

2. Nhận xét tính đúng đắn: 

Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đề ra là hoàn toàn đúng đắn, đã mang lại nhiều thành tựu kinh tế:
- Chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Chế độ sở hữu đối với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành.
- Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới.
- Gắn với việc phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực.
Ý nghĩa: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành và từng bước hoàn thiện, thay cho thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp; tạo ra những tiền đề cần thiết đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

3. Quan điểm: 

Thực tiễn hơn 25 năm thực hiện đường lối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng đề ra đã đưa nước phát triển nhanh chóng về mọi mặt, những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước thời gian qua là minh chứng cho tính đúng đắn của đường lối này. Song, nền kinh tế thị trường sinh ra từ chế độ tư bản và mang nhiều dáng dấp của nó, nên cũng có nhiều tác động tiêu cực đến nền chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, đặc biệt là sự suy đồi về mặt văn hóa. Chính vì vậy cần có những giải pháp nghiêm túc để hoàn thiện đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa:
- Đổi mới tư duy lý luận trong sự nghiệp Đổi mới ở Việt Nam.
- Thực hiện tốt vai trò, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước về kinh tế.
- Phát triển thị trường trong nước, nhất là phải khai thác tốt thị trường khu vực  nông nghiệp – nông thôn.
- Phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng, tiêu dùng, tạo điều kiện khuyến khích cho sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường phát triển.
- Xây dựng nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc.


nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét